Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

BÀI DỰ THI THUYẾT TRÌNH VỚI CHỦ ĐỀ "MÁI TRƯỜNG THẦY CÔ"

       Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa quý thầy cô giáo cùng tất cả các bạn học sinh thân mến!
       Em tên là Đỗ Ngô Bảo Nguyên, học sinh lớp 6/8, đến với hội thi hôm nay, em xin được thuyết trình về chủ đề “Mái trường và thầy cô”.  
       Lời đầu tiên, em kính gửi đến quý thầy cô giáo cùng toàn thể các anh chị, các bạn học sinh lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất, chúc cho Hội thi của chúng ta thành công tốt đẹp!
Kính thưa thầy cô giáo!
      Nếu cha mẹ cho chúng em hình hài thì thầy cô là người nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ; là người dạy cho chúng em nhân cách làm người cao đẹp, chắp cho chúng em đôi cánh để vững bước vào đời. Cứ mối lần  nghĩ đến công lao to lớn ấy, trong em lại dâng trào bao cảm xúc!
       Có thể nói rằng: “Tôn sư trọng đạo” không chỉ là đạo đức, là nhân cách sống của một con người mà là một truyền thống quí báu của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Ông cha ta có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy và lúc sinh thời, thủ tướng Phạm văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo.” Quả thật, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý vì chính nhờ công lao dạy dỗ ngày đêm ấy mà bao thế hệ học trò khôn lớn, trưởng thành. Theo đó, mái tóc người thầy cũng bạc trắng cùng năm tháng nhưng ngọn lửa nhiệt huyết, tình yêu thương dành cho chúng em luôn thắm đượm trong tim thầy cô. Từ thuở nằm nôi, ai ai trong chúng ta cũng từng được nghe lời ru ngọt ngào của mẹ:
Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy
      Mỗi bài  học đi qua là một lần ta nhận ra được giá trị đích thực của cuộc sống. Hơn hết, thầy cô là người luôn tiếp lửa để chúng ta vững bước tương lai.     
     Thưa thầy cô! Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, chắc hẳn ai cũng từng một thời cắp sách đến trường. Cái tuổi học trò bao hồn nhiên, lắm mộng mơ nhưng cũng lắm nghỗ nghịch và cũng đáng yêu đến lạ kỳ. Tất cả được vun đắp và dần lớn lên dưới mái nhà chung - nơi luôn có thầy cô, bạn bè đồng hành cùng ta.
     Thầy cô - hai tiếng gọi rất đỗi quen thuộc, gần gũi và thiêng liêng đến nhường nào mà đi suốt cuộc đời em chẳng thể nào quên. Mỗi năm học đi qua là một năm chuyến đò kia cập bến. Lữ khách – học trò ấy cứ mãi bước đi như một lẽ đương nhiên; chỉ có chăng người lái đò lại quay về với cuộc hành trình thực hiện sứ mệnh cao cả.
      Thầy cô đâu chỉ là người dạy cho chúng em những tri thức ở đời mà còn là người luôn khơi nguồn cảm hứng cho những ước mơ cháy bỏng được thăng hoa. Chúng em thực sự trưởng thành hơn từ những câu chuyện giản đơn về bài học làm người, về nhưng điều đúng sai, về tinh thần đoàn kết, về tình yêu thương bạn bè, và cả những bài học làm sao vượt qua mọi thất bại để đứng lên. Mỗi bài học tưởng chừng như rất đơn giản ấy sẽ mãi là hành trang vô giá để chúng em bước vào đời. Thầy cô đã trao bao yêu thương một cách vô điều kiện như chính đấng sinh thành ra ta.
          Bánh xe thời gian lặng lẽ quay, chúng em dần trưởng thành hơn sau bao vất vả nhọc nhằn của thầy cô. Thế nhưng, có ai trong chúng ta ngồi đây thử một lần tưởng tượng đến hình ảnh người thầy đứng trên bục say sưa giảng cùng với những cái nhìn trìu mến về phía học trò của mình. Hay có ai thử hình dung về những đêm trắng thâu canh, cô lặng lẽ bên trang giáo án để sớm mai chúng ta có được những bài học hay; hay có ai thử một lần quay về miền ký ức xa xôi để tìm lại hình ảnh người cô đã bế bồng bón cho ta từng muỗng cháo từ thuở lên ba...Ấy vậy mà, lắm lúc chúng em lại gây ra bao muộn phiền khiến thầy cô lo lắng, bận lòng. Và cũng không ít lần chúng em mãi chuyện trò mà không hay những giọt mồ hôi đang thấm dần qua tấm áo.
Thưa thầy cô! Ngoài kia, những cơn gió đầu đông se lạnh. Mai em được đến lớp! Thế giới diệu kỳ sẽ mãi đến bên em bởi nơi ấy có thầy cô kề bên. Rồi mai đây, chúng em sẽ khôn lớn, sẽ rời xa vòng tay cô thầy, sẽ tự đi trên đôi chân của mình nhưng em biết, đằng sau những bước đi ấy  vẫn là ánh mắt luôn lặng thầm dõi theo.
Bác Hồ đã từng nói:”Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.” Đúng vậy, công việc tưởng chừng như nhẹ nhàng ấy lại cả một sự nghiệp trăm năm mà người trồng phải chăm nom từng chút một. Và một điều tất yếu trong cuộc sống Không thầy đố mày làm nên được cha ông đúc kết bao đời nay. Không có thầy chăc chắn sẽ không có bao thế hệ học trò được vang danh – đó là điều dường như ai cũng hiểu.
       Thầy cô ơi! Không có ngôn từ nào có thể nói hộ em về lòng biết ơn chân thành nhất của cô học trò khờ dại đến với thầy cô. Và em biết rằng, điều tốt nhất mà chúng em làm lúc này đó chính là ra sức học tập, chăm ngoan học tốt, là những bông hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc.
          Điều đặc biệt, chúng em rất đỗi tự hào hơn khi mình là học trò của ngôi trường mang tên vị anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng. Niềm tự hào ấy không hẳn là được học ở một ngôi trường tốt mà là tự hào vì chúng em luôn được sự quan tâm dạy dỗ tận tình, sự cảm thông sẻ chia của tất cả thầy cô giáo để chúng em cảm thấy mình được yên bình, mình được chở che như những người cha người mẹ thực sự. Và quan trọng hơn, chúng em cảm thấy mình được hưởng niềm hạnh phúc đong đầy bởi mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Ý NGHĨA NGÀY 20-10

    Lịch sử ra đời Ngày Phụ Nữ Việt Nam (20/10)
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:
  • Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.
  • Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
  • Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
  • Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Chính vì vậy, vào ngày 20 tháng 10 năm 1930Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày phụ nữ Việt Nam".
Trong đấu tranh cách mạng, phụ nữ Việt Nam không chỉ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến mà chính họ còn là những chiến sỹ cách mạng kiên cường bất khuất, những nữ dân quân du kích, nữ thanh niên xung phong mở đường, tải gạo, tải đạn với ý chí quật cường, chịu đựng gian khổ với tinh thần lạc quan cách mạng, họ chăm sóc thương binh, đồng đội bằng tất cả tấm lòng yêu thương. Đó chính là chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu, chị Lê Thị Hồng Gấm, chị Nguyễn Thị Định, Anh hùng liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm.....Còn có biết bao người phụ nữ thầm lặng, dung dị, mộc mạc; họ cống hiến cho đất nước những người con, người chồng vô cùng yêu quý; họ đã từng mòn mỏi chờ đợi người thân trong chiến tranh, để rồi họ cũng không còn đủ nước mắt khi những người thương yêu của họ không bao giờ trở về; Họ chính là những người mẹ, người bà, người chị của chúng ta. Họ là những người mẹ Việt Nam anh hùng!
Trải qua các thời kỳ cách mạng, vị trí, vai trò của phụ nữ được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Bác từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong bản Di chúc bất hủ để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Người viết:“Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên”.
Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
85 mùa thu qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam lại được tiếp tục khẳng định và phát huy mạnh mẽ. Các tầng lớp phụ nữ luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực thi đua, phấn đấu vươn lên đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ tài năng, điển hình tiêu biểu với những cống hiến xuất sắc trong lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện…Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu và đóng góp to lớn của phụ nữ trong xây dựng gia đình và trong công cuộc xây dựng đất nước. Họ xứng đáng là những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".
Những truyền thống, bản sắc tốt đẹp đó đã được các thế hệ phụ nữ Việt Nam kế thừa và phát huy. Có thể nói, đây không chỉ là niềm tự hào của riêng phụ nữ Việt Nam mà còn là một thứ tài sản quý báu của cả dân.

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

HỌC SINH LỚP 6/8 THAM GIA HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CẤP TRƯỜNG

          Sáng ngày 15/10/2017, trường THCS Lý Tự Trọng Tam Kỳ tổ chức khai mạc hội khỏe phù đổng với bộ môn mở đầu là bộ môn cầu lông. Lớp 6/8 có 2 học sinh dự thi là Võ Nguyễn Đăng Khoa và em Võ Nguyễn Bình Uyên với kết quả rất xuất sắc: giải Nhất cầu lông nam khối lớp 6  giải Nhì cầu lông nữ khối lớp 6




Một số hình ảnh thi đấu của 2 học sinh lớp 6/8

VUI TẾT TRUNG THU

HÌNH ẢNH VUI TẾT TRUNG THU TẠI TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

   






LICH THI HOC KY 2 NH 2017-2018